Bệnh xương khớp là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Nhất là đối tượng người cao tuổi thì tỷ lệ mắc càng cao. Bệnh xương khớp ở người cao tuổi và cách khắc phục là câu hỏi của nhiều người. Đau xương khớp, thoái hóa khớp nhất là đốt sống thắt lưng, khớp gối hoặc bệnh gút làm cho người bệnh đau đớn, lo lắng, buồn chán, nhất là khi thay đổi thời thiết. Thoái hóa khớp gối gây biến chứng cứng khớp gây đau khớp gối và vận động khó khăn mỗi buổi sáng lúc bắt đầu ngủ dậy. Triệu chứng đau nhức các khớp xương tương đối phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là về đêm gây khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và gây mất ngủ hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh xương khớp ở người cao tuổi và cách điều trị bệnh.
1. Nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp ở người cao tuổi
1.1. Nguyên nhân cơ giới
+ Chấn thương: Các biến dạng thứ phát sau chấn thương (như tai nạn giao thông, ngã,…) làm ảnh hưởng tới khớp, dây chằng, bao hoạt dịch, điều này gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người già.
+ Tăng tải trọng: do thừa cân hoặc do nghề nghiệp phải mang vác nặng cũng gây nhiều áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối, lưng. Lâu dần hình thành các cơn đau nhức mãn tính.
+ Ăn uống thiếu chất: Chế độ dinh dưỡng từ thời trẻ nghèo nàn chất dinh dưỡng, đặc biệt thiếu canxi, omega-3 khiến các khớp thiếu hụt dưỡng chất, dễ bị bào mòn.
+ Sinh hoạt thiếu khoa học: thường xuyên sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ma túy,…) cũng làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp khi về già.
+ Thay đổi thời tiết: nhất là thời điểm giao mùa ở miền Bắc khiến người già dễ mắc các vấn đề sức khỏe, các triệu chứng đau nhức xương khớp.
+ Ít vận động: cơ thể làm tăng nguy cơ bị cứng khớp, máu đến khớp không được tuần hoàn ổn định, điều nãy dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp.
+ Di truyền: Nếu trong họ hàng của bạn có người bị bệnh về xương khớp, bạn có khả năng cao cũng gặp các bệnh về xương khớp.
1.2. Nguyên nhân bệnh lý
+ Viêm xương khớp/ thoái hóa khớp: Khi bạn già đi, lớp đệm tự nhiên giữa các sụn khớp bị suy giảm, làm cho sụn trở nên mỏng, mòn, yếu và dễ tổn thương. Khi lớp sụn mất đi, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau dẫn tới sưng, đau, mất sự linh hoạt, thậm chí có thể hình thành gai xương. Thoái hóa khớp thường xảy ra những người từ 40 đến 60 tuổi và là một bệnh mãn tính.
+ Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng viêm khớp tự miễn, thường gặp ở khớp gối. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào chính các khớp của cơ thể, gây đau đớn. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến tình trạng dính khớp và biến dạng khớp. Viêm khớp dạng thấp chủ yếu ảnh hưởng đến những người từ 40 đến 60 tuổi, phụ nữ có nguy cơ bị bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
+ Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là một túi nhỏ chứa dịch, có vai trò như một lớp đệm ở phần xương, gân và các cơ gần khớp, giúp ta cử động dễ dàng. Viêm bao hoạt dịch là tình trạng các túi này bị sưng, đỏ lên, gây ra tình trạng đau và cứng khớp. Càng lớn tuổi, ta càng có nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch, đặc biệt là ở những người làm các công việc phải lặp đi lặp lại một hoạt động nhiều lần, ví dụ như họa sĩ, người làm vườn, nhạc công…
+ Viêm gân xương bánh chè: Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ gần giống hình tròn nằm phía trước khớp gối, nó có thể di chuyển lên xuống, nghiêng và xoay. Vai trò của xương bánh chè là giúp chân đi lại, đứng thẳng. Gân xương bánh chè được cấu thành bởi các sợi cơ rất bền và dai, khỏe. Khi gân xương bánh chè bị viêm nhiễm, nó sẽ gây ra tình trạng sưng tấy, đau nhức ở phần khớp gối.
+ Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng các nhân nhầy trong đĩa đệm ở cột sống bị trượt ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép và dây thần kinh hoặc tủy sống. Bệnh gây ra tình trạng đau nhói ở vùng cổ, lưng dưới, đau như bắn vào hông và có thể lan xuống chân. Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra ở những người trên 30 tuổi và trở nên tồi tệ hơn vào những năm 60 tuổi.
+ Gút: Đây là bệnh lý gây ra sự đau đớn cùng cực, nếu không điều trị tốt có thể gây biến dạng khớp. Gút có thể khởi phát cơn đau đột ngột ở bất kỳ khớp nào, nhưng thường là khớp ngón chân cái, hoặc ngón tay, cổ tay, khuỷu tay hoặc đầu gối. Lứa tuổi được phát hiện mắc bệnh gút nhiều nhất là 30 đến 50 tuổi.
+ Loãng xương: Là hiện tượng xương liên tục bị mất mật độ và mỏng dần. Điều này khiến xương trở nên giòn, dễ tổn thương và dễ gãy. Các triệu chứng đầu tiên của bệnh loãng xương thường là đau lưng và sụt cân. Theo thống kê, khoảng 1/2 phụ nữ và 1/4 đàn ông trên 50 tuổi trở lên gặp biến chứng gãy xương do loãng xương.
+ Các bệnh khác: Một số bệnh xương khớp khác cũng gây đau nhức xương khớp ở người già là:
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Bệnh giả gút
- Hội chứng dải chậu chày
- Nhuyễn hoá sụn mặt khớp xương bánh chè
- Đau thần kinh tọa .v.v.
2. Những triệu chứng bệnh xương khớp của người già
+ Đỏ, sưng, nóng khớp: Xảy ra khi các khớp bị viêm nhiễm, làm vùng da tại đây bị sưng, nóng, nếu chạm tay và có thể thấy đau dữ dội. Các triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể.
+ Đau khớp: Cơn đau sâu và có thể khởi phát ở mức độ nhẹ hoặc thoáng qua, chỉ cảm nhận thấy khi cử động mạnh; lâu dần, mức độ nặng hơn, tần suất các cơn đau nhiều hơn, đôi khi chỉ cử động rất nhẹ cũng gây đau đớn.
+ Tê buốt tay, chân: Kèm theo đó là tình trạng nhức mỏi, khiến cho việc đi lại, cầm nắm trở nên khó khăn.
+ Cứng khớp: Triệu chứng này xuất hiện sau khi người bệnh nghỉ ngơi, ngồi một chỗ quá lâu. Nó thường diễn ra vào buổi sáng và kéo dài dưới 30 phút. Biểu hiện là người bệnh rất khó duỗi tay chân, phải mất thời gian xoa bóp, làm nóng mới hoạt động được bình thường.
+ Khi cử động các khớp phát ra tiếng lạo xạo: Triệu chứng này xảy ra khi sụn bị bào mòn, khiến các khớp bị lỏng lẻo, ma sát nhiều với nhau gây tiếng kêu lạo xạo.
+ Di chuyển, vận động khó khăn: Là hệ lụy tất yếu khi đau nhức xương khớp.
+ Biến dạng khớp: Theo thời gian, nếu bệnh không được điều trị có thể dẫn đến biến dạng khớp, khớp hóp vào trong hay lệch lạc.
+ Triệu chứng đi kèm: Phần khớp trở nên xanh xao, tái nhợt, các đường gân hiện lên rõ ràng, sờ vào thấy lạnh. Người bệnh luôn mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
3. Cách điều trị xương khớp ở người già
3.1 Điều trị không dùng thuốc
Bác sĩ giáo dục bệnh nhân về bệnh tình. Bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp về căn bệnh mà bạn gặp phải, các phương pháp điều trị hiệu quả với bạn. Điều này giúp bạn tránh nản lòng với tình hình bệnh của mình.
Giảm cân. Giảm cân giúp giảm rất nhiều áp lực lên các khớp, từ đó làm giảm các cơn đau nhức đáng kể. Vì thế, nếu đang thừa cân, bạn hãy lên một kế hoạch giảm cân lành mạnh. Có thể nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để có được kết quả tốt hơn.
Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng. Làm điều này thường xuyên giúp ngăn ngừa đau nhức xương khớp, tăng cường tuần hoàn máu, duy trì sụn khỏe mạnh, từ đó tăng cường được sức khỏe của khớp xương, các khớp được vận động cũng sẽ không bị cứng, bị đơ. Vì thế, hãy tập thể dục cân bằng với nghỉ ngơi đầy đủ.
Một số bộ môn giúp tăng phạm vi chuyển động của khớp là: yoga, khiêu vũ.
Các bài tập thể dục nhịp điệu hay sức bền (đi xe đạp, chạy, …) làm giảm sưng ở một số khớp và tăng cường sức khỏe chung của cơ thể.
Các bài tập trị liệu. Phương pháp được các bác sĩ khuyến khích áp dụng cho người cao tuổi, nhất là tập các bài vật lý trị liệu nhẹ nhàng, xoa bóp, massage các khớp… Việc này giúp máu lưu thông thuận lợi, hạn chế cứng khớp, đau khớp.
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi như uống sữa hoặc các thực phẩm chức năng giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp, chống viêm để ngăn ngừa sự lão hóa xương.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ. Như nẹp đầu gối, tay áo cao su, nạng chống, … Các công cụ hỗ trợ này được chứng minh là có thể làm giảm tải trọng lên các khớp và cải thiện các cơn đau mãn tính.
3.2 Điều trị bằng thuốc nam
+ Cây đau xương: 50g dây đau xương, giã nát, đắp trực tiếp lên vùng đau nhức trong thời gian dài sẽ giúp cơn đau thuyên giảm.
+ Ngũ gia bì và gạo nếp: Nấu thành hỗn hợp cơm rượu nếp để ăn trong 7 ngày sẽ giảm đau nhức xương khớp tay chân nhanh chóng.
+ Cây trinh nữ, lá lốt và hỗn hợp: Gừng tươi, rượu mùi, đường đỏ: 3 bài thuốc này dùng để uống sẽ có làm cơn đau nhức giảm rõ rệt, ngoài ra còn hỗ trợ xương khớp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và điều hòa khí huyết cơ thể.
+ Bài thuốc trái đu đủ, mễ nhân và bài thuốc mật ong, bột quế: Đây là hai bài thuốc tương đối dễ dùng và cách làm cũng đơn giản, dùng từ 2 đến 10 ngày sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.
+ Xuyên khung: Thường có vị cay, tính ôn, công dụng chính là hoạt huyết, giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh nhức mỏi, chân tay co quắp. Có tác dụng tốt cho những người suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
+ Thục địa: Là vị thuốc quý có vị ngọt, đắng và tính hàn. Tác dụng chính là bổ tinh tủy, tốt cho người làm việc nặng nhọc lao tâm, ngời bị đau nhức xương khớp kinh niên. Hỗ trợ chữa chứng suy nhược tâm thể, khí huyết khó thông.
+ Đương quy: Nằm trong nhóm thuốc có tác dụng bổ huyết, thông kinh, hỗ trợ điều trị cho người suy nhược, thiếu máu. Khắc phục tình trạng máu huyết chậm lưu thông khiến khớp xương kém khỏe mạnh.
+ Đảng sâm: Có tác dụng tương tự như nhân sâm, đặc biệt tốt cho người già mắc bệnh đau nhức xương khớp mạn tính. Đảng sâm hỗ trợ điều trị viêm khớp, mỏi gối, xương mỏng và lao khớp xương.
+ Thỏ ty tử (hạt tơ hồng): Vị thuốc có vị ngọt, hơi cay, tính bình. Tác dụng chính là bổ can thận, mạnh gân cốt, ích tinh tủy. Thỏ y tử thường dùng để chữa đau lưng, đau mỏi vai gáy, viêm khớp, thấp khớp.
+ Bạch thược: Vị thuốc có công dụng hiệu quả trong điều trị tay chân nhức mỏi, suy nhược. Bạch thược cũng là vị thuốc có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả.
3.3 Điều trị bằng thuốc
+ Thuốc giảm đau đường uống:
Acetaminophen. Hay còn gọi là paracetamol. Đây là một loại thuốc giảm đau phổ biến và thường được sử dụng như một loại thuốc đầu tay để trị đau xương khớp. Tác dụng phụ của thuốc là người mệt mỏi, yếu; nổi mề đay, phát ban, da ngứa; đau họng; nước tiểu có máu bất thường hoặc lẫn máu; phân đen; vàng da;…
NSAID (thuốc chống viêm không steroid). NSAID điều trị đau nhức xương khớp do viêm, đồng thời cũng làm giảm sưng và cứng khớp. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng, bởi chúng có thể gây ra các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan và tim mạch.
Tramadol là thuốc giảm đau opioid yếu, được sử dụng để làm giảm các cơn đau nhức xương khớp từ vừa phải đến nghiêm trọng. Tramadol hoạt động trong não để thay đổi cảm giác cơ thể bạn đáp ứng với cơn đau. Tác dụng phụ của thuốc là táo bón, buồn nôn, chóng mặt, tăng nguy cơ té ngã, kích động, ảo giác, co giật,…
Duloxetine. Vào tháng 11 năm 2010, FDA đã phê duyệt duloxetine hydrochloride, một chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI) để điều trị các bệnh đau cơ xương khớp mãn tính. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của duloxetine là buồn nôn, khô miệng, đau đầu và táo bón .
Lưu ý. Tất cả các loại thuốc trên nên được sử dụng thận trọng và theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây ra tác dụng phụ.
+ Thuốc bôi:
Capsaicin. Dùng để kiểm soát các cơn đau nhức xương khớp do viêm khớp. Thuốc có tác dụng chậm và có thể gây bỏng cục bộ. Ở người lớn tuổi, cần đặc biệt chú ý để tránh bỏng và cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
NSAID tại chỗ. Nhóm thuốc này được chỉ định để giảm đau ở viêm khớp tay và đầu gối. Thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ ở khoảng 4% bệnh nhân.
+ Tiêm nội khớp:
Tiêm steroid đã được sử dụng rộng rãi để điều trị đau do viêm khớp, trong đó viêm khớp gối là chỉ định phổ biến nhất.
Tiêm corticosteroid vào khớp gối có thể làm giảm đau và viêm trong giai đoạn đầu của viêm xương khớp.
Lưu ý. Việc tiêm nội khớp chỉ được chỉ định như phương pháp cuối cùng để điều trị đau nhức xương khớp ở người già.
3.3 Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật nếu được chỉ định với những người bệnh đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp, lao xương, …
Các thủ tục phẫu thuật khác nhau được thực hiện tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh và tuổi của bệnh nhân. Một số phương pháp phẫu thuật xương khớp ở người già là:
Cắt xương chày cao
Nội soi khớp
Phẫu thuật thay thế khớp
3.4 Điều trị bằng thực phẩm chức năng Bi-Jcare
Bi-Jcare là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả và được nhiều người tin dùng. Bi-JCare giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ - gân - khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
- Bi-Jcare có chứa các thành phần bổ xương khớp như Glucosamine. Glucosamine tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp nên thành phần của sụn khớp. Glucosamine là một amin-monosaccharide, nguyên liệu để tổng hợp proteoglycan và kết quả tổng hợp nên mucoplysaccharide, thành phần cơ bản cấu tạo nên sụn khớp.
- Mặt khác, glucosamine sulfate đồng thời ức chế enzym phá hủy sụn khớp như: collagennase, phospholipasse A2, và giảm các gốc tự do superoxide phá hủy các tế bào sinh sụn. Không cho các yếu tố gây hại cho sụn khớp phát triển. Hơn nữa, glucosamine còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, giảm quá trình mất calci của xương, hạn chế quá trình loãng xương.
- Glucosamine làm tăng khả năng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt,giúp làm mềm và bôi trơn các khớp, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp, làm chậm quá trình thoái hóa của xương khớp, cải thiện chức năng vận động của xương khớp, phục hồi cấu trúc sụn khớp, ngăn chặn các tiến triển của các bệnh xương khớp. Nhờ đó glucosamine không chỉ làm giảm đau tốt mà còn giúp hỗ trợ điều trị tận gốc nguyên nhân của viêm xương khớp.
- Bên cạnh đó thuốc Bi-Jcare còn chứa thêm những thành phần quan trọng khác như Chondroitin sulfat, Methyl sulfonyl methane (MSM), Hyaluronic Acid,Collagen Type II tự nhiên ….đều là những thành phần chăm sóc và bảo vệ xương khớp một cách hiệu quả và tối ưu nhất.
- Bi-Jcare là một bước đột phá mới trong điều trị các bệnh lý về khớp. Đây là một công thức hoàn hảo nhất để chăm sóc sức khỏe xương khớp giúp ổn định khớp. Trong nhiều thập niên qua, việc điều trị viêm khớp chủ yếu là dùng các thuốc kháng viêm giảm đau nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp viêm cho người bệnh. Tuy nhiên những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ và thường không cải thiện được tình trạng bệnh lý của sụn khớp bị hư hỏng. Vì vậy tác dụng của nhóm thuốc này chủ yếu chỉ nhằm giảm bớt hiện tượng viêm, cắt cơn đau mà thôi.
- Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bôi trơn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp. Bi-Jcare là một liệu pháp trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, …
Hướng dẫn sử dụng Bi-Jcare:
Hướng dẫn sử dụng viên uống Bi-Jcare của Mỹ :
- Liều thông thường : Ngày uống 2 viên, chia 2 lần sau ăn.
- Liều cho người đau khớp : Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên sau ăn.
- Hoặc uống theo chỉ định của chuyên gia y tế.
Đối tượng sử dụng Bi-Jcare:
Người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế..., hạn chế vận động, người bị thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm,…
- Dùng viên uống bi-jcare cho những người bị giãn dây chằng, viêm khớp nhẹ và trung bình, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng).
- Những người già được khuyến cáo nên sử dụng viên bổ xương khớp Bi-JCare
- Sử dụng tpcn bi jcare cho phụ nữ sau sinh.
- Viên uống bổ khớp Bi-Jcare dùng cho những người lao động nặng nhọc thường xuyên phải bế vác nặng, công nhân nhà xưởng đứng ngồi lâu
- Những người ít vận động: Tài xế, văn phòng, thu ngân…nên sử dụng viên uống bổ xương khớp Bi-JCare
- Dùng viên uống bổ xương khớp bi-jcare cho những người vận động viên, người chơi thể thao, tập gym…
- Những người hoạt động nghệ thuật như diễn viên múa, vũ công, diễn xiếc, nhào lộn…nên sử dụng viên uống bổ xương khớp bi-jcare
Hãy để Bi-Jcare chăm sóc, bảo vệ xương khớp cho bạn và người thân.
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Jcare - Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà