Gan nhiễm mỡ là căn bệnh rất nhiều người mắc hiện nay. Bị gan nhiễm mỡ nên ăn rau gì là câu hỏi của nhiều người. Rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại vitamin A và E có tác dụng tránh tích tụ thêm mỡ trong gan. Gan nhiễm mỡ là bệnh bị gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất béo trong tế bào gan. Nhưng tình trạng đọng mỡ này xảy ra chậm chạp, mỗi ngày tích lũy tăng dần từng chút, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng cụ thể. Vì vậy hàng ngày bổ sung những thực phẩm tốt cho gan nhiễm mỡ để phòng bệnh.
1. Bị gan nhiễm mỡ nên ăn rau gì?
+ Bị gan nhiễm mỡ nên ăn rau cần:
Theo nghiên cứu, lá rau cần có khả năng giảm lượng cholesterol và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ rất hiệu quả. Không chỉ hỗ trợ chữa các triệu chứng liên quan đến gan nhiễm mỡ, lá rau cần còn có tác dụng giải độc gan, hạ huyết áp, đả thông kinh mạch, làm sáng mắt.
Cách tốt nhất để hỗ trợ điều trị bệnh bằng lá rau cần đó là dùng rau cần làm nguyên liệu cho các món ăn chính hàng ngày, ví dụ như rau cần với thịt lợn nạc…
Bệnh gan nhiễm mỡ uống lá gì giảm được lượng cholesterol trong máu hiệu quả? Chắc chắn bạn nên tìm đến lá rau cần. Ngoài tác dụng chữa bệnh gan nhiễm mỡ, rau cần còn có tác dụng hạ huyết áp, đả thông kinh mạch, giải độc gan, giảm mỡ trong gan, làm sáng mắt.
Để rau cần phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh nên nấu rau cần với thịt lợn nạc làm canh sẽ rất tốt cho gan và hệ tiêu hóa.
+ Bị gan nhiễm mỡ nên ăn rau xà lách:
Rau xà lách, là loại rau giúp thanh nhiệt, có chứa vitamin B, vitamin C, carotene, niacin và muối vô cơ, người mắc bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên ăn gì chắc chắn không nên bỏ lỡ loại rau này.
Rau xà lách xoăn giòn với lá màu đỏ thẫm hay xanh lục là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sức khỏe. Xà lách cũng như các loại rau xanh khác luôn được mua và tiêu thụ nhiều nhất, vì thế hãy nhâm nhi loại rau xà lách xanh và giòn tan này cùng với bánh mì sandwich bổ dưỡng nhé.
Lá rau xà lách khi cắt sẽ tiết ra chất dịch trắng giống sữa (hay còn gọi là nhựa), vì thế tên xà lách trong tiếng Latin là Lactuca, có nghĩa là sữa. Loại rau xanh giàu chất dinh dưỡng kỳ diệu này thuộc họ cúc, có tên khoa học là Lactuca sativa.
Rau diếp là một loại thực vật có kích thước nhỏ mọc quanh năm, sinh trưởng tốt ở vùng đất mùn và đất cát. Có khoảng 6 loại xà lách dựa trên cấu tạo ngọn và cấu trúc lá. Loại lá càng đắng thì càng giàu dưỡng chất như chất chống oxy hóa.
+ Bị gan nhiễm mỡ nên ăn mướp đắng:
Cũng chính vì vậy, loại quả này được xem là một trong những vị thuốc nam có tác dụng khá tốt trong chữa bệnh gan nhiễm mỡ.
Mướp đắng là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí; gấp 5 – 20 lần dưa chuột, có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.
Chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường. Protein của mướp đắng có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch của cơ thể kháng tế bào ung thư. Thường xuyên ăn mướp đắng có thể tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, ức chế HIV.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, mướp đắng là” sát thủ của chất béo” giúp giảm béo hiệu quả. Chất giúp tiêu mỡ đặc biệt trong mướp đắng có tác dụng giảm tới 40-60% lượng đường trong cơ thể. Do đó, mướp đắng là một trong những loại quả được dùng trong Đông y khá phổ biến, vừa có tác dụng chữa bệnh đau đầu, vừa giúp giảm cân hiệu quả.
+ Bị gan nhiễm mỡ nên ăn rau muống:
Rau muống là loại cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài hay hình mũi tên, hoa trắng hoặc tím. Rau muống là cây ngắn ngày được bà con trồng làm rau ăn. Theo nghiên cứu, trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7g Protein; 85mg canxi; 31,5mg photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C. Ngoài ra còn có caroten, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2. Đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt...
Rau muống là lựa chọn phù hợp cho những ai muốn giảm cân và lượng cholesterol tự nhiên.
+ Bị gan nhiễm mỡ nên ăn bông cải xanh:
Một chế độ ăn nhiều rau quả sẽ giúp gan hoạt động tốt hơn. Bông cải xanh là một trong các lựa chọn tốt nhất. Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm này có thể cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ.
Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ xanh, là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhiều bạn nghe phong phanh loại rau này như một loại “thần dược” được nhiều gia đình săn đón. Nhưng vẫn chưa tin được nó có thật như vậy không.
Ngoài những loại rau trên bị gan nhiễm mỡ nên ăn thêm gì?
+ Trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu đỗ:
Khi bị gan nhiễm mỡ, người bệnh thường sẽ phải giảm lượng tinh bột và chất béo trong bữa ăn. Nhưng cơ thể đòi hỏi vẫn phải cung cấp một lượng protein nhất định để đảm bảo cho các hoạt động hàng ngày. Do vậy, bạn có thể nạp protein từ thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại đậu đỗ thay vì tinh bột và chất béo như trước.
Người bệnh nên ăn nhiều cá tươi, nhất là những loại cá được đánh bắt dưới sông. Nhộng tằm cũng là một loại thức ăn cần thiết trong các trường hợp gan nhiễm mỡ vì có tác dụng giảm cholesterol và cải thiện chức năng gan.
Lưu ý: khi chế biến thức ăn, nên bỏ cắt bỏ phần da động vật. Chất béo và calo dư thừa có thể được giảm bằng cách loại bỏ tất cả các chất béo có thể nhìn thấy như da của gia cầm trước khi nấu.
Các loại cá, tôm sẽ cung cấp đủ lượng protein cho cơ thể mà lại không chứa nhiều chất béo
+ Hoa quả, rau xanh và ngũ cốc:
Chất xơ là một phần không thể thiếu được trong cơ thể, tăng thêm lượng chất xơ trong các bữa ăn sẽ giúp người bệnh có thể kiểm soát được lượng mỡ và lượng đường trong cơ thể. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt tự nhiên ít calo và chất béo bão hòa nhưng giàu chất xơ.
Trái cây, rau và ngũ cốc làm tăng cảm giác no và có thể ngăn ngừa ăn quá nhiều và tăng cân sau này. Chế độ ăn giàu chất xơ cũng có thể ngăn ngừa bệnh đái tháo đường típ 2, một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với gan nhiễm mỡ. Các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, E, giúp phục hồi và đỡ bị rối loạn chuyển hóa thêm nữa từ các bệnh lý của gan hay nhiễm mỡ của gan.
Một số thực phẩm được xem là thuốc có tác dụng giảm mỡ như: gạo lức, đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, bầu, bí, tỏi, cam, quýt, bưởi, trà xanh, hoa hòe… Đặc biệt là ngô, trong ngô có chứa axit béo không no, có thể thúc đẩy sự chuyển hóa của các chất béo bên trong cơ thể và giúp cân bằng lượng cholesterol.
+ Dầu thực vật:
Chất béo là nguồn cấp năng lượng chủ yếu trong cơ thể nên người bệnh phải hạn chế sử dụng chất béo. Mà thay vào đó, bạn có thể dùng dầu thực vật như dầu olive, dầu hạt cải, dầu đậu nành…
Sử dụng dầu thực vật sẽ tốt cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ
+ Đồ uống có lợi cho gan:
Người bị gan nhiễm mỡ nên chọn các loại nước có lợi cho gan như atiso, trà nụ vối, và tránh các loại đồ uống ngọt, đồ uống có cồn. Bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ nên tránh tất cả loại rượu, bia.
2. Gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng, thực phẩm cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ có mục đích làm giảm lượng mỡ thừa trong gan. Do đó các loại thực phẩm đi ngược với mục đích điều trị này đều cần hạn chế.
+ Chất béo, mỡ động vật: Các loại chất béo, mỡ có nguồn gốc động vật đều không tốt cho người bị gan nhiễm mỡ. Bởi loại mỡ này khi dung nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa, bài tiết tại gan. Quá nhiều chất béo động vật gây gánh nặng lớn cho gan, khiến gan không bài tiết kịp và tích tụ tại đây. Vì thế, người bị gan nhiễm mỡ nên thay thế hoàn toàn mỡ động vật sang dầu thực vật.
+ Các loại thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, … chứa nhiều protein và chất béo, làm tăng gánh nặng cho gan. Gan nhiễm mỡ đã bị suy yếu chức năng, vì thế càng dễ tồn đọng, khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bệnh nhân nên sử dụng các loại thịt trắng, thịt chứa ít mỡ và thay thế bằng nguồn protein thực vật.
+ Hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol: Các thực phẩm như: lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, … chứa rất nhiều cholesterol. Vì thế, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần tránh hoàn toàn những thực phẩm này.
+ Các loại hoa quả, thực phẩm chứa nhiều Fructose: Hoa quả, rau xanh nói chung rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt là bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, những hoa quả chứa nhiều Fructose lại là nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường và gan nhiễm mỡ. Vì thế, cần hạn chế ăn hoa quả sấy khô, nước hoa quả, bánh ngọt, bánh quy, … để giảm gánh nặng cho gan, hạn chế gan nhiễm mỡ.
+ Gia vị, thực phẩm cay nóng: Gia vị cay nóng như tỏi, gừng, ớt, cà phê, hồ tiêu, … cũng nằm trong nhóm những thực phẩm kiêng dành cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Bởi những gia vị này đều không tốt cho gan, chúng khiến gan nhiễm mỡ càng trở nên suy yếu, không thể bài tiết chất béo, khiến bệnh lý càng trầm trọng hơn.
+ Các chất kích thích, bia, rượu và đồ uống có cồn khác: Những thức uống yêu thích của nhiều người này là thực phẩm cấm kị với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Rượu bia là nguyên nhân gây tăng nguy cơ biến chứng gan nhiễm mỡ sang xơ gan, ung thư gan. Hơn nữa, chất độc từ các nước uống này gây gánh nặng lớn cho gan, khiến gan phải làm việc quá sức và nhanh suy yếu.
3. Giải pháp nào an toàn cho bệnh gan nhiễm mỡ
Ngoài việc bổ sung các loại rau và thực phẩm trên và kiêng các món ăn không tốt thì quan trọng nhất bạn nên dùng kết hợp thực phẩm chức năng giúp điều trị gan nhiễm mỡ.
Funadin giúp khử độc, bảo vệ gan, giúp điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ, phòng ngừa xơ gan, ung thư gan, viêm gan virus. Khi chúng ta sử dụng sản phẩm này thì chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về sức khỏe gan, thận, phổi. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về sản phẩm.
Funadin là sự kết hợp giữa các thảo dược quý hiếm, các chất chống oxy hoá, khử gốc tự do và các chất dinh dưỡng đặc hiệu như albumin, globulin miễn dịch, proteins, các axit amin cần thiết được phân đoạn, chiết xuất ở cấp độ phân tử ADN từ gan tươi và gan sấy khô cung cấp đầy đủ toàn diện các chất dinh dưỡng giúp cải thiện chức năng gan, thận và phổi.
Funadin với các tinh chất dinh dưỡng hoàn toàn tự nhiên nhằm mục tiêu nuôi dưỡng, bảo vệ chức năng gan, thận và phổi, duy trì hoạt động khoẻ mạnh của các tế bào Kupffer, tế bào gan, tiểu cầu thận và làm trẻ hóa các mô chức năng, giúp phòng ngừa và cải thiện, hỗ trợ hiệu quả điều trị các bệnh lý cả gan, thận và phổi.
Funadin đã chứng tỏ được kết quả tuyệt vời khi dùng để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng gan, thận và phổi do ô nhiễm không khí, môi trường, rượu bia, ma túy và các chất độc hại khác trong thuốc men hay thực phẩm. Đặc biệt trong hỗ trợ điều trị hội chứng gan thận, một trong những điều quan trọng của chế độ ăn uống đúng tiêu chuẩn để giữ gìn sức khỏe cho gan và thận là cung cấp đầy đủ chất đạm giúp tái tạo tế bào T, các chất khoáng interferons, globulins, đây là yếu tố để cơ thể chống nhiễm trùng.
Funadin điều hòa chuyển hóa protein bằng cách cân bằng các chức năng trao đổi chất cho gan, tuyến yên và tuyến thượng thận; giảm gánh nặng trên thận. Sử dụng Funadin hàng ngày thúc đẩy quá trình chuyển hoá thuốc, giúp giảm viêm, tăng mức năng lượng và làm trẻ hoá làn da, mịn màng, kiểm soát cân nặng, điều hoà huyết áp và tăng cường sức khoẻ xuong khớp.
* Đối tượng sử dụng Funadin: Người trưởng thành nhằm nâng cao sức khỏe gan và thận, những người bị tăng men gan, viên gan siêu vi, viêm gan cấp, mãn, gan nhiễm mỡ, suy gan, xơ gan... đang điều trị hóa chất, xạ trị hoặc các thuốc chống lao, các thuốc chữa ung thư..., viêm cầu thận cấp, mãn, suy giảm chức năng thận, suy thận cấp và mãn, hội chứng thận hư, thận nhiễm mỡ...
* Hướng dẫn sử dụng Funadin: Uống 1 viên/lần x 2 đến 3 lần/ngày, uống sau ăn hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Mỗi đợt điều trị từ 3 đến 6 tháng.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Funadin - tăng khả năng giải độc bảo vệ gan
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét