Mướp là thực phẩm rất phổ biến ở tất cả mọi miền ở Việt Nam từ thành thị đến nông thôn. Mướp là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích. Được chế biến thành nhiều món ăn như tôm xào giá và mướp, canh mướp rau đay và cua, canh mướp nấu rau ngót, mề gà xào mướp,… Mướp không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Các bộ phận của mướp đều có thể dùng làm vị thuốc chữa bệnh rẻ, hiệu quả mà không có bất kì tác dụng phụ nào. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về tác dụng của quả mướp với sức khỏe với con người như thế nào.
1. Tác dụng của quả mướp
1.1 Tổng quan về quả mướp
+ Đặc điểm thực vật
Mướp hay mướp ta, mướp hương, mướp gối (danh pháp khoa học: Luffa cylindrica) là loài thực vật có hoa thuộc họ Bầu bí, được (L.) M.Roem. mô tả khoa học lần đầu năm 1846. Đây là loài cây bản địa của Bắc Phi.
Mướp hương là cây thân thảo, thuộc dạng dây leo. Thần dài, nhỏ, hình tiết diện đa giác, màu xanh lục nhạt, có năm đường gân chạy dọc. Bên ngoài thân có nhiều lông trắng mọc rải rác. Dọc theo thân phát triển nhiều tua cuốn bám vào thân cây khác, bụi rậm hay giàn được người dân dựng sẵn để phát triển.
Lá cây mướp hương mọc so le, hình trái tim, mặt trên và dưới đều có nhiều lông tơ, chứa 5 - 7 thùy, bên ngoài mép có răng. Hoa thường ra vào tháng 8 - tháng 10 hàng năm,. Cùng một cây có cả hoa đực lẫn hoa cái. Hoa đực thường mọc thành chùm còn hoa cái thì phát triển đơn độc từng hoa. Quả mướp hình trụ thuôn, khi còn xanh chất xốp, mềm, chứa nhiều nước, màu xanh đậm hoặc xanh nhạt, dài khoảng 25 - 30 cm, vỏ thô ráp. Khi quả già chuyển sang màu nâu, bên trong có nhiều xơ và khá dai. Trong quả có nhiều hạt dẹp, hình trứng.
+ Thành phần hóa học: Quả chứa chất đắng, saponin, chất nhầy, xylan, mannan, galactan, lignin, mỡ, protein 1,5%. Trong quả tươi có nhiều choline, phytin, các acid amin tự do: lysin, arginin, acid aspartic, glycin, threonin, acid glutamic, alanin, tryptophan, phenylalanin và leucin. Hạt chứa một chất đắng là cucurbitacin B, một saponin đắng kết tinh khi thuỷ phân cho acid oleonolic và một sapogenin trung tính; còn có một saponin khác.
+ Theo Đông y:
Quả: Giải nhiệt, lương huyết, tiêu độc, làm tan đờm. Chủ trị tiểu tiện, đại tiện ra máu, viêm đường tiết niệu, bệnh trĩ nội, tắc tuyến sữa, mụn nhọt, đau lưng, ho nhiều đờm, viêm phế quản.
Xơ mướp hương: Chỉ huyết, giải nhiệt, tiêu độc, tan đờm nhầy. Chủ trị hen, sởi, trĩ ra máu, tắc tia sữa, rong kinh, băng huyết.
Lá mướp: Giải nhiệt, bài trừ độc tố cho cơ thể, chỉ huyết, tiêu đờm. Chủ trị viêm họng, ho, hen kéo dài, phù thũng, mẩn ngứa, lở đầu…
Hạt: Nhuận táo, sát khuẩn, tiêu đờm, làm mát cơ thể, bổ gân xương. Chủ trị ho nhiệt có đờm, giun sán, tê mỏi tay chân, phù thũng các chi, ít sữa.
Thân (dây): Tiêu đờm, thông kinh hoạt lạc. Chủ trị viêm mũi mãn tính, ho gà, viêm da thần kinh, máu mủ chân răng.
Rễ: Giải nhiệt, tiêu độc. Chủ trị mụn chốc lở, ghẻ nước, vàng da, vàng mắt.
Xơ mướp hương được sử dụng làm dược liệu trong Đông y nhờ tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, chỉ huyết.
+ Theo nghiên cứu hiện đại:
Thành phần vitamin A, E, C dồi dào trong mướp hương giúp cải thiện thị lực, làm sáng mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Mướp hương cung cấp mangan làm tăng khả năng sản xuất insulin, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Kali trong mướp có khả năng chống co thắt các cơ, ngăn ngừa đau cơ và cân bằng chất lỏng trong cơ thể
Ăn mướp hương thường xuyên cũng giúp chống viêm, giảm đau sưng và cứng khớp nhờ thành phần chất đồng dồi dào trong quả.
Vitamin C trong mướp giúp làm đẹp, chống lão hóa da, làm tổn thương nhanh lành.
Ngoài ra, mướp hương còn bổ sung lượng chất xơ dồi dào giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ.
1.2. Công dụng của quả mướp
+ Phòng ngừa bệnh về mắt: Thoái hoá điểm vàng là một vấn đề liên quan đến mắt, có thể dẫn đến mù loà. Nhưng hàm lượng vitamin A cao của quả mướp rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các vấn đề về mắt.
Theo nghiên cứu của Viện Mắt Quốc gia, những người tiêu thụ vitamin A, E, C và đồng, kẽm có nguy cơ thoái hoá điểm vàng giảm đi tới 25% trong 6 năm.
+ Trị hen, khó thở: Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc. Dùng quả non, khi quả ra được khoảng 20 ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uống có tác dụng trừ đờm, trị ho, hen, khó thở.
+ Thông sữa, lợi sữa: Làm thông sữa: lượng mướp vừa phải, nướng tồn tính, nghiền vụn, uống 3 - 6g với chút rượu. Sau khi uống, lấy chăn đắp lên người, cho toàn thân ra chút mồ hôi là được. Tất cả những phụ nữ sau khi sinh con bị tắc ống dẫn sữa không uống nước sữa, đều có thể thông sữa bằng cách này.
Chữa viêm khí quản, bị ho có đờm đặc mủ vàng trẻ con bị ho gà: mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát lấy 40ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 - 30ml.
+ Trị viêm xoang: Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Từ hoa mướp đến xơ mướp, từ mướp tươi đến mướp khô đều có tác dụng trị bệnh mà không gây tác dụng phụ nào. Người ta biết đến nhiều nhất là tác dụng trị viêm xoang của quả mướp. Theo đó, chỉ cần dùng quả mướp khô sắc nước uống liên tục trong 8 ngày, người bệnh sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt.
+ Có lợi cho tim mạch: Vẫn là vitamin A, nhưng đối với tim mạch, chỉ cần 900mg vitamin A mỗi ngày, bạn đã có thể giảm đáng kể lượng cholesterol xấu và chất béo trung tính, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Quả mướp rất giàu vitamin A vì thế bạn đừng bỏ qua loại thực phẩm tốt cho mắt này.
+ Giải nhiệt ngày hè: Mướp: 500g rửa sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.
+ Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Quả mướp cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực ngăn ngừa tiểu đường. Mangan có trong mướp đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các enzyme tiêu hoá hữu ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh rằng mangan có thể thúc đẩy tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
+ Ngăn ngừa đau cơ: Một trong những lợi ích sức khoẻ của quả mướp là ngăn ngừa đau cơ. Đó là do hàm lượng kali trong mướp có khả năng ổn định chất lỏng và làm giãn cơ. Nếu bạn gặp tình trạng thiếu kali, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng đau và co thắt cơ.
+ Giảm viêm khớp: Đồng trong mướp cung cấp một chất chống viêm hữu hiệu để làm dịu độ cứng và đau do viêm khớp. Đó là lý do vì sao nhiều người bị viêm khớp sử dụng vòng đeo tay bằng đồng, vì họ tin rằng đồng có khả năng giảm đau.
+ Hỗ trợ điều trị thiếu máu: Mướp là một nguồn cung cấp vitamin B6 dồi dào. Vitamin B6 chịu trách nhiệm sản xuất hemoglobin trong máu để mang oxy đến tất cả các tế bào và máu.
+ Hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu: Mướp còn có một khả năng thần kì khác là giải quyết các cơn đau của chứng đau nửa đầu. Bởi mướp giàu magie, hữu ích trong việc cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.
+ Duy trì sức khoẻ não bộ: Não luôn cần oxy để có thể vận hành một cách trơn tru. Tuy nhiên, oxy sẽ không được cung cấp đủ cho não nếu cơ thể không đủ sắt. Do đó, thiếu sắt không chỉ gây ra bệnh thiếu máu mà còn tạo ra tình trạng bồn chồn, khó chịu và giảm khả năng vận động. Trong quả mướp có một nguồn dồi dào chất sắt, nhờ đó giúp cải thiện não bộ.
+ Cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào: Quả mướp rất giàu chất xơ, giúp cơ thể làm sạch hệ tiêu hóa, loại bỏ các chất có hại như độc tố và các gốc tự do gây ra các bệnh như tim và ung thư.
Chất xơ cũng làm giảm lượng lipoprotein mật độ thấp, cholesterol xấu trong máu; ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ. Ngoài ra, chất xơ giúp tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất. Để làm sạch hệ thống và ngăn ngừa béo phì và bệnh tim, người ta có thể xem xét thêm mướp vào chế độ ăn uống.
+ Chăm sóc da: Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc giây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.
Một nhà văn Nhật Bản thọ 90 tuổi khi bà 80 tuổi da mặt vẫn còn mịn màng nõn nà. Hàng ngày vào buổi sáng bà dùng khăn bông, chấm nước mướp bôi lên mặt. Bà làm như thế mấy chục năm liền, không gián đoạn.
Cách lấy nước mướp làm đẹp da măt như sau: Lấy kéo cắt ngang dây mướp có quả cách mặt đất chừng 50cm để phần dây mướp còn lại uốn cong, miệng cắt quay xuống, cắm vào một bình thủy tinh sạch. Dùng băng dính bịt kín miệng bình. Chờ nước mướp chảy vào đầy thì dùng miếng vải sợi nhỏ lọc nước mướp. Cho nước mướp đã lọc vào lọ, đặt vào tủ lạnh dùng dần. Khi sử dụng nên cho vào nước mướp một giọt dầu thơm, một chút rượu.
2. Các món ăn bài thuốc từ mướp
+ Chữa ra nhiều mồ hôi chân: Dùng vài lá mướp già đốt cháy thành tro. Hàng ngày, lấy một ít bột tro rắc vào dưới đế giày và xỏ chân vào, không cần mang tất. Áp dụng trong 15 ngày liên tục.
+ Điều trị bệnh viêm mũi mãn tính có biểu hiện chảy dịch đục vàng, suy giảm khướu giác:
Cách 1: Chuẩn bị thang thuốc gồm: 15g dây mướp hương, 30g cuống cắt từ quả dưa hấu, 0,6 g băng phiến. Dây mướp và cuống dưa hấu đem đốt cháy thành than, tán bột rồi trộn chung với bột băng phiến cho đều. Mỗi ngày lấy một ít bột thuốc hít vào mũi.
Cách 2: Cắt đoạn dây mướp 1 mét từ gốc lên, đem đốt tồn tính, tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 5g uống chung với một ly nhỏ rượu ấm cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
+ Điều trị viêm xoang: Quả mướp hương đem phơi khô, sao vàng cho teo lại rồi tán thành bột mịn. Để điều trị viêm xoang, mỗi ngày lấy 6g pha với nước ấm uống vào buổi sáng ngay sau khi vừa ngủ dậy. Chờ ít nhất nửa tiếng sau mới được ăn sáng.
Áp dụng bài thuốc này liên tục trong 8 ngày các triệu chứng bệnh viêm xoang sẽ thuyên giảm rõ rệt.
+ Điều trị bệnh ho gà: Cắt một đoạn dây ép lấy nước cốt. Thêm 2 thìa mật ong nguyên chất hoặc đường phèn vào hấp cách thủy uống lúc ấm.
+ Chữa tê mỏi tay chân, bồi bổ gân xương: Chuẩn bị: Hạt mướp hương ( 1 nắm ), gạo tẻ (2 nắm ), 3 – 4 cặp chân gà ta to. Tất cả đem hầm nhừ thành cháo ăn mỗi tuần 2 lần để chữa tê mỏi tay chân, làm mạnh gân xương cho người già. Trẻ nhỏ chân yếu đi lại không vững cũng có thể dùng được món ăn bài thuốc này.
+ Điều trị bệnh trĩ đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu là triệu chứng có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh trĩ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng quả mướp nấu canh ăn hoặc hái 30g hoa mướp hương nấu nước uống hàng ngày nhằm kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, làm mềm phân, qua đó chống chảy máu khi đi cầu.
+ Chữa ho nhiệt có biểu hiện nhiều đờm đặc, khó khạc: Lấy 10 hạt mướp ( giã nát ) và 16g lá mướp. Cả hai đem nấu nước uống làm 3 – 4 lần trong ngày.
+ Điều trị bệnh viêm họng: Dùng một nắm lá mướp hương rửa sạch, giã nát. Vắt nước cốt rồi thêm vào vài hạt muối ăn uống một lần mỗi ngày để chữa viêm họng và cải thiện các triệu chứng bệnh.
+ Điều trị bệnh ho, lên cơn hen kéo dài:
Cách 1: Nấu 15g lá mướp hương lấy nước đặc uống
Cách 2: Sắc vài tiếng cho nước lá cô đặc thành một loại cao lỏng. Bảo quản trong hũ kín dùng dầ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 0,5ml.
+ Diệt giun sán: Lấy nhân hạt ăn lúc đói bụng hoặc giã nhỏ pha với nước uống. Người trưởng thành mỗi ngày dùng 40 – 50 hạt, trẻ em 30 hạt. Ăn trong 2 ngày liên tục rồi ngưng.
+ Điều trị bệnh cao huyết áp: Kết hợp 30g quả mướp tươi với 200g táo ta, 50g chanh tươi và đường phèn. Trước tiên gọt vỏ táo và mướp, cho vào máy ép lấy nước, hòa chung với nước cốt chanh và lượng đường phèn vừa đủ tạo độ ngọt. Uống thuốc hàng ngày trong 10 ngày liên tục.
+ Điều trị ít sữa cho sản phụ sau sinh: Dùng 20g hạt mướp hương kết hợp với thông thảo và mộc thông mỗi vị 8g. Các vị trên cho vào nồi đất nấu với khúc dưới chân phía trước của lợn đen. Chia 1 – 2 lần dùng trong ngày. Ăn móng giò và uống cả nước khi còn ấm.
+ Điều trị viêm da thần kinh trong các trường hợp bị huyết nhiệt phong thịnh: Lấy 10g tua cây mướp hương đem nấu canh chung với 30g thịt chai và 15g rau kim châm. Ăn hàng ngày trong 7 ngày liên tục.
+ Chữa viêm mũi, nổi mụn nhọt, đổ máu cam do phế nhiệt: Hái 10g hoa dùng tươi đem hãm với nước sôi uống thay trà. Khi dùng có thể cho thêm một chút mật ong hay đường phèn vào sẽ dễ uống hơn. Bã hoa vớt ra đắp ngoài nếu bị mụn nhọt.
+ Chữa đau nhức thần kinh:
Cách 1: Nấu lá mướp hương lấy nước uống mỗi ngày 100ml. Dùng khi còn ấm
Cách 2: Xay nhuyễn lá mướp, bôi trực tiếp lên khu vực ảnh hưởng mỗi ngày 2 lần và mát xa nhẹ nhàng sẽ thấy cơn đau được xoa dịu nhanh chóng.
+ Chữa đàm trệ, khí huyết hư, làm mạnh gân xương cho người già: Quả mướp gọt lấy 20g vỏ, hắc dược, đường mộc qua, mao đương quy mỗi vị 8g. Nấu nước uống vài lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
+ Hạ sốt, giảm đau đầu: Chuẩn bị 20g hoa mướp hương và 100g đỗ xanh. Đỗ xanh để cả vỏ, đem sắc kỹ với 700ml nước cho cạn còn 400ml. Lọc nước cốt đỗ cho trở lại nồi đun sôi rồi thả hoa mướp thái nhỏ vào, nấu thêm 10 phút nữa. Chờ cho hỗn hợp nguội chắt nước chia làm 3 phần uống hết trong ngày.
+ Trị rôm sảy, bỏng da, dị ứng, bệnh giời leo, bệnh nước ăn chân, da nổi mụn trứng cá: Lấy lá mướp hương tươi rửa sạch với nước muối. Giã lấy nước cốt bôi ngoài khu vực bị bệnh kết hợp nếu uống trong để nhanh thấy kết quả.
+ Chữa da bị nổi mề đay: Dùng 1 nắm lá mướp hương xay nhuyễn, chắt nước cốt. Hòa thêm vào một ít băng phiến cho tan rồi dùng bông gòn bôi thuốc lên vùng da bị nổi mề đay.
+ Làm mờ nếp nhăn trên mặt: Dùng dây tươi ép lấy 10ml nước cốt. Sau đó trộn chung với 1 cái lòng trắng trứng gà và 2 thìa mật ong nguyên chất, đánh cho hỗn hợp bông đều. Thoa hỗn hợp này lên mặt 30 phút rồi rửa lại cho sạch. Thực hiện mỗi tuần 3 lần có tác dụng chống lão hóa, xóa mờ nếp nhăn trên da mặt.
+ Chữa phù chi, phù thũng mặt: Lấy một nắm nhân hạt cây mướp hương giã nhỏ, đốt cháy, tán thành bột. Uống thuốc cùng với một ít rượu.
+ Điều trị bệnh chốc lở, ghẻ nước: Nấu rễ của những cây mướp hương già đem ngâm rửa chỗ bị chốc lở, ghẻ nước mỗi ngày 2 lần.
+ Chữa phế nhiệt ho đờm, mụn ung nhọt, đau tức ở reo lưng hoặc ở mỏ ác, sưng đau tinh hoàn:
Cách 1: Lấy 8 – 10g xơ mướp hương sắc nước đặc uống
Cách 2: Cũng dùng xơ mướp với liều lượng trên nhưng đem đốt tồn tính, tán bột mịn pha chung với ít rượu uống. Kết hợp lấy bột thoa vào khu vực cần điều trị.
+ Chữa chân răng chảy máu mủ: Dùng dây và tua mướp phơi khô, đốt cháy thành than, nghiền bột mịn. Khi sử dụng lấy một ít bột thuốc nhét vào chân răng bị tổn thương. Ngậm một lúc mới nhổ ra.
+ Chữa vàng da, vàng mắt (bệnh hoàng đản): Cắt 5 đoạn rễ mướp giã nát, cho vào nồi nấu với 1 bát nước đến khi cạn còn 8 phần. Lọc lấy nước thuốc hòa chung với 10 ml rượu gạo uống.
+ Trị nóng trong, giải nhiệt ngày hè, tiêu viêm, chỉ khát, hóa đàm: Lấy 50g quả mướp hương ép lấy nước, hòa thêm chút đường trắng cho đủ ngọt vào uống.
3. Những lưu ý khi dùng mướp
Tất cả các bộ phận của mướp đều được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh, rẻ, hiệu quả mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Y dược học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong quả mướp có chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-caroten, B1, B6, B2, C…
+ Không dùng mướp hương cho các trường hợp tỳ vị kém, nam giới mắc bệnh liệt dương, người hay bị đau bụng, tiêu phân lỏng nát nhiều lần trong ngày, người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của mướp hương.
+ Trường hợp dùng làm thuốc đắp ngoài hoặc uống tươi nên rửa sạch dược liệu, ngâm với nước muối pha loãng trước khi điều chế thuốc.
+ Dùng dược liệu đúng hàm lượng quy định.
+ Người có cơ địa dị ứng nếu lần đầu sử dụng mướp hương nên bôi thử một ít ra cổ tay. Chờ sau vài tiếng nếu không có phản ứng nào lạ thì mới bắt đầu tiến hành dùng thuốc.
Hy vong bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của củ tỏi với sức khỏe con người như thế nào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét