Rau cải ngọt là loại rau bình dân và được người dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn sử dụng hàng ngày. Vậy tác dụng của rau cải ngọt như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Rau cải có rất nhiều loại như cải ngọt, cải xanh, cải bẹ, cải xoong, cải bắp, cải thảo,… và tất cả chúng đều có công dụng thanh nhiệt nên rất phổ biến trong bữa ăn gia đình. Trong những bài thuốc đông y chữa các chứng táo bón, ho, phòng bệnh trĩ không thể thiếu rau cải ngọt bởi tính ôn, dễ ăn, nhiều chất dinh dưỡng có công dụng tiêu thực hạ khí, trường vị,… Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
1. Tác dụng của rau cải ngọt
Cải ngọt là loại rau quen thuộc và được chế biến thành nhiều món ăn ngon trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Cải ngọt có chất aibumin, chất đường, vitamin B1, axít bốc hơi, axít pamic, coban, iốt. Rễ và lá có nhiều chất kiềm thúc đẩy sự tiêu hoá, thúc đẩy cơ thể tiếp thu aibumin bảo vệ gan, chống mỡ trong gan. Vậy, rau cải ngọt có tác dụng gì đối với sức khỏe con người? Dưới đây là một số tác dụng cơ bản của rau cải ngọt mà mọi người nên biết.
+ Rau cải ngọt ngăn ngừa và chữa bệnh gout:
Bệnh gout là nỗi lo của con người hiện đại. Bệnh này được hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Những bệnh nhân mắc bệnh gout thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh. Dùng cải ngọt nấu và uống mỗi ngày thay nước. Loại nước này giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Đồng thời, bệnh nhân gout có thể lấy cải ngọt giã nát và đắp vào chỗ đau sẽ cảm nhận hiệu quả chữa bệnh gout nhanh chóng.
+ Rau cải ngọt phòng chống ung thư bàng quang:
Ung thư luôn là nỗi lo của bất kì ai, đặc biệt ung thư bàng quang xuất hiện phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi. Bởi người lớn tuổi thường ít vận động, khiến cho lượng nước đọng lại và không đưa chất thải ra ngoài được. Chính vì vậy, các vi khuẩn dễ dàng phát sinh ra nhiều bệnh lý, đặc biệt bệnh ung thư bàng quang. Theo các chuyên gia y tế, việc ăn nhiều rau cải ngọt sẽ có tác dụng giúp bạn ngăn ngừa được bệnh ung thư bàng quang hiệu quả.
+ Rau cải ngọt hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bón:
Rau cải ngọt chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón.
+ Rau cải ngọt hỗ trợ bướu cổ:
Bướu cổ thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do thiếu lượng i-ốt. Trong rau cải có chứa chất ngăn ngừa bướu cổ ở người cường tuyến giáp, còn đối với người suy tiếp giáp không nên sử dụng rau cải ngọt.
+ Rau cải ngọt trị mụn nhọt:
Khi bị ung nhọt do độc tố thức ăn và thời tiết gây nên, bạn nên dùng hạt cải ngọt, hành ta, liều lượng như nhau. Rất đơn giản, hãy nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn cho nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Mỗi ngày làm một lần cho đến khi nào khỏi hẳn thì dừng lại.
+ Rau cải ngọt tăng sức đề kháng, thanh nhiệt:
Trong rau cải ngọt có chứa nhiều thành phần vitamin các loại, chính vì vậy giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, rau cải ngọt còn có tác dụng thanh nhiệt vô cùng tuyệt vời nếu bạn thường xuyên bổ sung.
+ Phòng chống ung thư:
Trong một số nghiên cứu dịch tễ học, hấp thụ hàm lượng cao các loại rau họ cải có thể giảm nguy cơ ung thư kết tràng, phổi, bàng quang, vú, tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác. Đặc biệt là trong trường hợp ung thư kết tràng và ung thư phổi, các loại rau họ cải được chứng minh là có tác dụng phòng chống ung thư mạnh mẽ.
+ Giúp sáng mắt:
Khi nhắc đến carotenoid (pro-vitamin A), chúng ta thường nghĩ ngay đến các loại thực phẩm như cà rốt và rau quả, trái cây màu cam khác. Tuy nhiên cũng có rất nhiều loại rau màu xanh lá, trong đó bao gồm cả những loại rau họ cải như cải xoăn, củ cải xanh, cải xoong, rau xanh collard với các chất dinh dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh. Khoảng 28 g cải xoăn nấu chín và để ráo nước cung cấp một con số khổng lồ 76% vitamin A ở dạng carotenoid.
+ Giúp xương chắc khỏe:
Nhiều loại rau họ cải có chứa một lượng đáng kể canxi, chất dinh dưỡng rất quan trọng để giữ cho xương chắc khỏe. Ngoài việc cung cấp nhiều canxi, các loại rau họ cải còn chứa vitamin K, chất dinh dưỡng giúp cho xương chắc khỏe. Nghiên cứu cho thấy vitamin K có thể giúp tăng mật độ chất khoáng trong xương cũng như giảm tỷ lệ gãy xương ở những người mắc bệnh loãng xương.
+ Tăng cường hệ miễn dịch:
Vitamin C dồi dào trong rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, da, xương và răng chắc khỏe. Vitamin C cũng có thể hoạt động như một chất kháng histamin (một trong những chất sinh học có thể gây ra phản ứng dị ứng) tự nhiên và do đó có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng liên quan đến dị ứng.
+ Bảo vệ tim mạch:
Một nghiên cứu được công bố trong ấn bản tháng 7 năm 2011 của tạp chí Journal of Clinical Nutrition của Mỹ cho thấy, tiêu thụ trái cây và rau sẽ tỷ lệ nghịch với nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, và đặc biệt thấy rõ đối với các loại rau họ cải. Những lợi ích đối với tim mạch của các loại rau họ cải là do rất nhiều các chất dinh dưỡng và chất phytochemical có trong loại rau này, bao gồm vitamin C, vitamin K, folate, chất xơ và flavonoid.
2. Một số chú ý khi mua và chế biến cải ngọt
+ Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn những nơi cung cấp thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ uy tín để tránh mua trúng những loại thực phẩm nói chung, rau cải ngọt nói riêng có sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hoặc nguy hiểm hơn là còn tồn đọng những chất ấy trên rau, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
+ Rau cải ngọt sau khi sơ chế thì nên nấu ngay để tránh tình trạng mất chất.
+ Nên chế biến khẩu phần ăn vừa đủ để tránh lãng phí. Nếu thừa thì hãy đổ bỏ, không nên để lâu vì để lâu sẽ sản sinh ra axit nitrat, chất này là 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư.
3. Những người không nên dùng rau cải ngọt
Mặc dù rau cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn loại rau này. Dưới đây là những trường hợp tuyệt đối không nên ăn rau cải:
Người bị đau dạ dày: Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải.
Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầu bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.
Người táo bón: Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Người bị thận: Những người suy thận nặng không nên ăn bắp cải.
Bà bầu có hội chứng trào ngược: Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo.
Bạn cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của củ cải khô như thế nào
>>> Công dụng của rau diếp với sức khỏe con người như thế nào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét